Chuyenlytdn69
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa

5 posters

Go down

Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Empty Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa

Bài gửi by Galaxy 8/4/2008, 11:33 pm

Vài hình ảnh về Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa



Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Taberd12



Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Taberd-01


Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa LopHoc


Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Taberd-05

Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Taberd-04

Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Taberd-09

Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Taberd-10



Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Taberd001


Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Taberd002





Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Taberd004





Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Taberd005


Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Taberd006








Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Tt00010

ĐỂ NGHE CLICK VÀO ĐÂY






Galaxy
Galaxy
Thành viên trụ cột
Thành viên trụ cột

Nam
Tổng số bài gửi : 1052
Age : 33
Đến từ : 11A7
Job/hobbies : Lớp viên ^^
Registration date : 17/02/2008

Character sheet
Cá tính: Hòa đồng
Tự đánh giá bản thân:
Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Left_bar_bleue9/10Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Empty_bar_bleue  (9/10)

http://360.yahoo.com/vanhungquyen

Về Đầu Trang Go down

Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Empty Re: Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa

Bài gửi by Galaxy 8/4/2008, 11:51 pm

Lược sử dòng Sư huynh La San ở Việt Nam
Vietsciences- Dien Tran 04/08/2005


1) Thời kỳ mở đầu

Năm 1892, Pháp chiếm sáu tỉnh miền Nam và thiết lập chế đô thuộc địa ở trên phần đất này. Chánh quyền Pháp rất cần thông ngôn để làm trung gian giữa các quan cai trị người Pháp và dân thuộc địa. Muốn có người đi học làm thông ngôn, chánh quyền Pháp cần mở trường để dạy tiếng Pháp và tiếng Việt (chữ quốc ngữ) cho trẻ em, để chuẩn bị một đội ngũ có thể vào học trường thông ngôn. Vì thế, khoảng cuối năm 1865 có sáu Sư huynh rời Toulon sang Việt Nam. Khi đến Sài gòn vào đầu năm 1866 các Sư huynh đã bắt tay ngay vào việc điều khiển trường Trung học Adran (Collège d'Adran) 9 vốn đã được các linh mục thuộc Hội Thừa sai mở ở Sài gòn từ năm 1861. Mọi chi phí ăn ở, giảng dạy (trường sở, tập sách và trợ huấn cụ) của các Sư huynh và học sinh đều do Hội Thừa sai đài thọ. (Xin xem Nguyễn văn Trung để biết thêm vì sao Pháp dạy chữ quốc ngữ).

Vì dạy tiếng Việt (chữ quốc ngữ) mà không dạy chữ nho nên việc dạy học của các Sư huynh có kết quả rất tốt. Nhiều nơi như Chợ Lớn, Mỹ tho đã xin mở trường vào năm 1867, rồi Vĩnh Long và Sóc trăng, vào năm 1869. Chánh quyền Pháp ở thuộc địa đã tài trợ phần nào các trường mới mở và cấp học bổng cho học sinh. Nhưng đến năm 1879, chánh quyền ở Pháp thay đổi chánh sách với các trường tư. Chánh quyền thuộc địa ngưng cấp học bổng và không tài trợ nữa. Trường Adran phải đóng cửa vào khoảng 1887.

Vào năm 1873, linh mục Kerlan có mở một trường nghĩa thục dạy các trẻ bị bỏ rơi, trong số đó có nhiều trẻ lai. Trường được gọi theo tên Giám mục Taberd, giám mục địa phận Nam Việt từ 1830 đến 1840. Khi trường Adran đóng cửa, cha mẹ học sinh trường này đem con đến theo học trường Taberd. Linh mục Kerlan thấy không đủ sức lo cho những học trò mới liền mời các Sư huynh Dòng La San trở qua giúp ông. Năm 1889 có chín Sư huynh từ Marseille qua. Năm sau đó, các Sư huynh tiếp nhận trường Taberd, lúc đó có khoảng 160 học sinh mà một nửa ở nội trú. Số học trò theo học tăng nhanh, nên năm 1891 có thêm năm Sư huynh theo qua, mở thêm một trường nghĩa thục nằm ngay cạnh trường Taberd. Các Sư huynh lại mở thêm một chi nhánh ở Vũng tàu. Do sự sắp xếp của linh mục Kerlan, Hội Thừa sai gánh chịu trách nhiệm tài chánh đối với những trường do các Sư huynh điều hành và giảng dạy.

Năm 1894, hai Sư huynh ra Hà nội mở trường. Số học sinh tăng lên rất nhanh. Giám mục Hà nội là Gentreau phải mua một thửa đất rộng hơn để xây cất trường mới. Trường được khánh thành năm 1897, có 400 học sinh, và được đặt tên là Trường Puginier, tên vị Giám mục tiền nhiệm. Trước đó, vào tháng 1 năm 1896, các Sư huynh ở Ðông Dương được tách ra khỏi Tỉnh Dòng Ấn độ để thành lập Tỉnh Dòng Sài gòn.10 Năm 1897, trường Taberd được mở rộng thêm. Năm 1898, Dòng mở trường đào tạo thày giáo ở Thủ Ðức, cạnh tiểu chủng viện đã được mở năm trước đó nhằm đào tạo các Sư huynh tương lai cho Dòng.


2) Thời kỳ khuếch trương và củng cố

Ðến thời điểm này, Dòng La San ở Việt nam đã có sáu trường, 76 Sư huynh, 17 người tập sự học ở nhà tập sư phạm, và 6 chủng sinh. Chánh quyền Pháp ở Ðông Dương đã ngưng yểm trợ các nhà trường và không tài trợ cho Dòng nữa. Tuy thế, các Sư huynh đã không ngừng nghỉ, lại phát triển các công tác giảng dạy của Dòng.

Năm 1904, mở trường Pellerin (sau này gọi là trường Bình Linh) ở Huế;

năm 1906, trường St. Joseph (Thánh Giu se) ở Hải phòng và trường Dòng ở Battambang (Cao mên);

năm 1908, mở trường St. Joseph (Thánh Giu se) ở Mỹ tho;

năm 1911, mở trường Miche ngay trong thủ đô Nam vang của Cao mên.

Năm 1924, mở trường Thomas d'Aquin ở Nam định;

năm 1932, trường Thánh Louis ở Phát Diệm và trường Gagelin ở Bình Ðịnh.

Ðến năm 1933 lập ra Nhà tập (gồm tiểu chủng viện và chủng viện) ở Nha trang, tọa lạc trên đồi La San, hết sức yên tĩnh.

Năm 1934, lập ra "nhà tập sự" (probatorium) ở Bùi Chu và

năm 1941, thành lập trường Adran ngay bên rừng Ái ân, Ðà lạt. Ngoài ra còn trường La San Ðức Minh ở Tân Ðịnh, trường La San Kỹ thuật ở Ðà lạt, và trường Bá Ninh (tên Á thánh Bénilde) ở Nha trang không rõ là được mở vào những năm nào. Riêng trường Thánh François Xavier (Phan xi cô Xa viê) ở Sóc trăng, không rõ có phải đã được mở từ năm 1869 không.

Vào năm 1955, tất cả các trường La San ở miền Bắc được chuyển vào Nam, học sinh các trường này tùy vị trí định cư mà theo học các trường đang có trong Nam. Riêng học sinh các trường Puginier ở Hà nội, trường Thánh Giu se ở Hải phòng được theo học ở trường Taberd, Saigòn.

Năm 1956, mở trường La San Kim Phước ở Kontum;

năm 1957, trường La San Bình Lợi ở Qui nhơn;

1958, La San Ban mê thuột. La San Nghĩa Thục ở góc đường Nguyễn Thông và Yên Ðỗ, Sài gòn dường như cũng được mở vào năm này. Trường này thâu học phí rất hạ, dành cho trẻ em nghèo. Chi phí trường được các Sư huynh trường Taberd dùng học phí thu ở Taberd, giúp đỡ. Tại trường La San Nghĩa thục cũng có các lớp tối, do Ðoàn Thánh mẫu Sinh Viên trường Taberd cắt cử các sinh viên năm thứ ba các trường Ðại học ở Sàigòn đảm trách việc giảng dạy. Cũng giống như La San Nghĩa thục là trường La San Chánh Hưng và các trường thâu học phí thật nhẹ như Xóm Bóng ở Nha trang, Tuk Lak ở Nam Vang, và Phú Vang ở Huế.

Ðến cuối thập niên 1960, vì chiến tranh, thiếu thày giáo, trường Taberd và một số trường khác phải nhờ các nữ giáo sư có Cử nhân giáo khoa 11 hay đã được Bộ Giáo dục công nhận, đảm nhận việc giảng dạy trong nhiều lớp học.

Các trường La San không ngừng phát triển, cùng nâng cao phẩm chất đào tạo.

Vào đầu năm 1975, Dòng La San ở Việt nam đã có 300 Sư huynh, và khoảng 15 chủng sinh. Ngoài các trường học, Dòng còn có Trang trại Mai thôn ở bên kia cầu sắt Thanh Ða, để các Sư huynh lớn tuổi về hưu dưỡng ở đây, và cũng là nơi để các Hội đoàn cấm phòng. Các Sư huynh điều khiển 23 trường gồm từ tiểu học đến trung học và kỹ thuật, có trường còn có nội trú, và một trung tâm dạy trẻ em mù cùng một trường đào tạo giáo chức. Học sinh phần lớn là người Việt cùng một số thuôc các sắc dân thiểu số. Trong các trường do nhà Dòng quản lý, học sinh ngoài giờ học văn hóa và thể dục, còn tham gia các hoạt động Công giáo Tiến hành (Action catholique), qua các đoàn thể như Thanh Sinh Công (JEC), Hiệp hội Thánh mẫu ở cấp trung học, Hùng tâm và Nghĩa sĩ Chúa Hài đồng ở cấp tiểu học.

Từ 1961, Hiệp hội Thánh mẫu Taberd có thêm Ðoàn Thánh Mẫu Sinh viên (do SH Adrien tổ chức), tham gia hoạt động trong khuôn khổ Công giáo Tiến hành với Tổng hội Sinh viên Công giáo Sài gòn (dưới sự hướng dẫn của Linh mục Nguyễn văn Lập).

Trong những năm đầu thập niên 1970, SH Théophile đưa học sinh Taberd các lớp 9 và 10, hằng tuần đi thăm viếng các khu lao động nghèo, hớt tóc cho các em nhỏ và phát thuốc cho những người đến khám bệnh ở những trạm chẩn bệnh miễn phí như ở La San Chánh Hưng (theo toa các bác sĩ và các sinh viên y khoa). Sư huynh Vincent phụ trách dạy các học sinh lớp 9 và 10, một số nghề như chụp hình, rửa ảnh, sửa radio ...
Galaxy
Galaxy
Thành viên trụ cột
Thành viên trụ cột

Nam
Tổng số bài gửi : 1052
Age : 33
Đến từ : 11A7
Job/hobbies : Lớp viên ^^
Registration date : 17/02/2008

Character sheet
Cá tính: Hòa đồng
Tự đánh giá bản thân:
Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Left_bar_bleue9/10Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Empty_bar_bleue  (9/10)

http://360.yahoo.com/vanhungquyen

Về Đầu Trang Go down

Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Empty Re: Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa

Bài gửi by Galaxy 8/4/2008, 11:58 pm

3) Tình trạng các trường học công và tư ở Việt Nam trong thời gian này

Ðến đây xin được nói sơ qua về các trường học ở Việt Nam thời đó. Trong suốt thời gian này, xã hội Việt nam trải qua nhiều thay đổi và xáo trộn, nhưng việc học vẫn được thực hiện trong chiều hướng thuận lợi cho đại đa số người Việt. Trong những năm giữa hai Thế chiến, đã có rất nhiều trường Tiểu học và Trung học trên hầu hết ba miền Nam, Trung, và Bắc. Sau Ðại chiến thứ Hai, các trường tiếp tục sinh hoạt, và hầu hết ở các tỉnh và thành phố, đều có những trường công lập cũng như tư thục với đội ngũ giáo chức tận tâm dạy dỗ, và học trò lễ phép, siêng học trong tinh thần kỷ luật cao.

Tại Sài gòn đã có các trường công lập danh tiếng như Pétrus Ký dành cho nam sinh, Gia Long, dành cho nữ sinh, còn có các trường tư thục Chấn Thanh, Lê Bá Cang, Vương gia Cần ... dạy nhiều về chương trình Việt. Các trường dạy chương trình Pháp như Chasseloup-Laubat (sau đổi tên là Jean Jacques Rousseau, sau cùng là Lê Quý Ðôn), Marie-Curie cùng Colette và Saint-Exupéry đều do chính phủ Pháp đài thọ mọi chi phí. Ngoài hai trường La San đã ghi ở trên, còn có các trường Couvent des Oiseaux, Regina Pacis, Regina Mundi, Thiên Phước ... dành cho nữ sinh, thuộc nhóm các trường Công giáo. Trường Nguyễn Bá Tòng dạy cả nam lẫn nữ do giáo hội Công giáo điều khiển. Lyceum Cửu Long và Les Lauriers là hai tư thục dạy chương trình Pháp. Ở gần trường Pétrus Ký có trường Bác Ái (Collège Fraternité) dạy chương trình Pháp và Việt cho học sinh phần đông là con em người Hoa. Các tư thục Huỳnh Khương Ninh, Huỳnh thị Ngà dạy cả nam lẫn nữ. Hai trường Nguyễn Trường Tộ (trung học đệ nhất cấp) và Cao Thắng (trung học đệ nhị cấp) là trường công lập kỹ thuật.

Mỹ tho có trường Nguyễn Ðình Chiểu

Cần Thơ có trường Phan Thanh Giản là những trường công lập rất có uy tín được lập từ lâu.

Sau 1955, hai trường công lập danh tiếng ở Hà nội là Chu văn An (nam sinh) và Trưng vương (nữ sinh) dời vào Sài gòn. Gia định có hai trường công Hồ ngọc Cẩn (nam sinh) và Lê văn Duyệt (nữ sinh), học sinh xuất sắc không thua gì các trường công lập lớn ở Sài gòn và có trường Don Bosco dạy nghề cho thanh thiếu niên nghèo.

Trường Võ Tánh ở Nha Trang, hai trường Quốc Học và Ðồng Khánh ở Huế, cùng với trường Sư phạm Qui nhơn đều là những trường có tiếng dạy giỏi.

Ở Ðà lạt có Lycée Yersin của Pháp, Couvent des Oiseaux dạy nữ sinh do các nữ tu công giáo, ngoài các trường Dòng La San ghi trước.

Hai trường Bưởi và Albert Sarrault còn ở lại Hà nội sau 1955.

Tại Sàigòn về sau này còn có trường Bồ Ðề là trường do Phật giáo điều hành. Ngoài ra còn có các trường dạy trẻ em bị khuyết tật, như trường Hoàng Thụy Năm (dạy trẻ em bị mù), trường câm điếc ở Lái thiêu. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không thể đề cập đến các trường đại học ở Việt nam. Tóm lại, cần ghi nhận là trong thời gian này, sinh hoạt giáo dục ở Việt nam rất phong phú, và thầy hay, trò giỏi, ở thành phố, ở vùng ven biển, hay đồng bằng, đâu đâu cũng có.


4) Sau 1975

Sau 1975, các trường bị trưng thu, biến thành trường công, do chánh phủ quản lý và bổ nhiệm người dạy. Trừ năm hay sáu Sư huynh còn được lưu dụng, tất cả các Sư huynh khác phải rời trường, nơi đã được các vị dày công xây dựng và vun quén. Các trường do chánh phủ quản chế, và bổ nhiệm giáo chức, thu nhận học sinh nam và nữ. Hoạt động của các Sư huynh trong Dòng bị hạn chế rất nhiều. Cơ sở chỉ còn Nhà Mai thôn ở Thanh Ða. Một số Sư huynh rời nước, ra ngoài, tiếp tục công việc giảng dạy ở Nouvelle Calédonie, Thái lan, Pháp, và Hoa kỳ ... Những Sư huynh ở lại chăm sóc lẫn nhau và tiếp tục, làm tất cả những gì làm được theo lời nguyện, trong hoàn cảnh khó khăn. Và Sư huynh, không quên lời nguyện, đã làm được rất nhiều việc, như dạy nghề, kèm dạy toán, đồng thời dạy giáo lý. Khi tình hình Ðổi Mới có hơi sáng sủa một chút, Sư huynh Désiré đã bôn ba các nơi gây quỹ, đem tiền về mở trường dạy trẻ em nghèo ở Cái Nhum, và tiếp tục lan ra các nơi khác.


Chú giải

9. Theo chương trình Pháp, Collège là trường dạy hết bậc Trung học đệ nhất cấp, Lycée là trường dạy dạy Trung học đệ nhị cấp (thi Tú tài). Ngoài ra còn có sự phân biệt chi phí Collège do quỹ Thuộc địa tài trợ (tức Nam Việt), còn Lycée do quỹ Quốc gia (tức là của Pháp) tài trợ. Trường Adran lúc đó ở gần Thảo Cầm Viên, Sài gòn.

10. Sau này, Sư huynh Cyprien Gẫm là Sư huynh Việt Nam đầu tiên làm Giám tỉnh Tỉnh Dòng này (1956), sau khi cũng là Hiệu trưởng Việt nam đầu tiên của trường Taberd (1952 ?) thay thế Sư huynh Venant. Các Sư huynh hiệu trưởng sau đó là SH Alloysius, SH Bernard Bường (sau làm Giám tỉnh), SH Félicien Lương, SH Désiré .... Một SH Giám tỉnh sau 1975 là SH Maurice Triều.



Dien Tran, Ph.D.

© http://vietsciences.nethttp://vietsciences.free.fr Dien Tran
Galaxy
Galaxy
Thành viên trụ cột
Thành viên trụ cột

Nam
Tổng số bài gửi : 1052
Age : 33
Đến từ : 11A7
Job/hobbies : Lớp viên ^^
Registration date : 17/02/2008

Character sheet
Cá tính: Hòa đồng
Tự đánh giá bản thân:
Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Left_bar_bleue9/10Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Empty_bar_bleue  (9/10)

http://360.yahoo.com/vanhungquyen

Về Đầu Trang Go down

Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Empty Re: Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa

Bài gửi by sageknight 9/4/2008, 4:50 pm

Ngó bộ trường Lasan Taberd cách đây 50 năm cũng chẳng khác trường mình bây giờ mấy nhỉ Sad
sageknight
sageknight
Thành viên quen thuộc
Thành viên quen thuộc

Nam
Tổng số bài gửi : 49
Age : 32
Đến từ : A5-PRO
Registration date : 20/02/2008

Character sheet
Cá tính: Hiền lành
Tự đánh giá bản thân:
Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Left_bar_bleue9/10Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Empty_bar_bleue  (9/10)

Về Đầu Trang Go down

Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Empty Re: Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa

Bài gửi by (=^.^=)----ht 9/4/2008, 7:15 pm

chài, wen wen, y chang trong blog tui !!
(=^.^=)----ht
(=^.^=)----ht
Thành viên quan trọng
Thành viên quan trọng

Nữ
Tổng số bài gửi : 480
Age : 33
Đến từ : zoo 11a7
Registration date : 27/02/2008

Character sheet
Cá tính: Hiền lành
Tự đánh giá bản thân:
Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Left_bar_bleue10/10Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Empty_bar_bleue  (10/10)

http://360.yahoo.com/love_is_blue64

Về Đầu Trang Go down

Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Empty Re: Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa

Bài gửi by Galaxy 9/4/2008, 7:26 pm

Cái này kiếm trên mấy cái web của cựu học sinh Lasan Taberd với trên mạng thiếu gì nên quen là phải afro
Galaxy
Galaxy
Thành viên trụ cột
Thành viên trụ cột

Nam
Tổng số bài gửi : 1052
Age : 33
Đến từ : 11A7
Job/hobbies : Lớp viên ^^
Registration date : 17/02/2008

Character sheet
Cá tính: Hòa đồng
Tự đánh giá bản thân:
Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Left_bar_bleue9/10Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Empty_bar_bleue  (9/10)

http://360.yahoo.com/vanhungquyen

Về Đầu Trang Go down

Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Empty Re: Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa

Bài gửi by VanubisV 9/4/2008, 9:09 pm

bài nè tuy đã đọc trên blog cua T roi
nhưng thèng HQ làm đầy đủ hơn đấy :cheers:
VanubisV
VanubisV
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình

Nam
Tổng số bài gửi : 295
Age : 33
Đến từ : TDN high school
Registration date : 05/03/2008

Character sheet
Cá tính: Hòa đồng
Tự đánh giá bản thân:
Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Left_bar_bleue9/10Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Empty_bar_bleue  (9/10)

Về Đầu Trang Go down

Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Empty Re: Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa

Bài gửi by TtinhyeucuaN 9/4/2008, 9:23 pm

uh, có hình màu
TtinhyeucuaN
TtinhyeucuaN
Thành viên quan trọng
Thành viên quan trọng

Nam
Tổng số bài gửi : 423
Age : 32
Registration date : 17/02/2008

Character sheet
Cá tính: Hung giữ
Tự đánh giá bản thân:
Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Left_bar_bleue10/10Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Empty_bar_bleue  (10/10)

Về Đầu Trang Go down

Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa Empty Re: Lasan Taberd - tiền thân của trường Trần Đại Nghĩa

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết